THỊT TÔM TÍCH GẠCH  130 con/Kg Nấm Tràm (sơ chế làm sạch luộc chín) Tổ yến sơ chế làm sạch (Giá biến động theo thời điểm) Mắm Cà Sỉu hộp 800g (nguyên con) Thịt Tôm tích 130-150 con/Kg Mặt dây chuyền  Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen (3) Mật ong rừng tràm  thiên nhiên nguyên chất chai 500ml Cá trích Phú Quốc (Thịt phi lê) Thịt Cá Thu Phú Quốc Thịt cá bóp Cá trích Phú Quốc cắt đầu Nem Nướng (Kg) Chả lụa Cận (Kg) Thịt Hào bao Phú Quốc (Không vỏ) Khô cá Lóc mặn (Kg)

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Đang truy cập: 6
Trong ngày: 124
Trong tuần: 364
Lượt truy cập: 570426

Thăm bảo tàng tư nhân Cội Nguồn

coinguon_phuquoc_093

Mặt trước của bảo tàng Cội Nguồn.

 

Như những lần trước, tiếp chuyện với tôi vẫn là một thanh niên mảnh khảnh có nước da ngăm đen và nụ cười như luôn thường trực trên môi. Câu chuyện chúng tôi lại bắt đầu từ năm 1991, khi Huệ đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh học đại học. Huệ vào đề: “Năm ấy khi vừa đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh, tôi có ý nghĩ sẽ sưu tầm những tài liệu viết về Phú Quốc, để tìm hiểu và lưu giữ lại những gì thuộc về quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn”.

Và sau 6 năm đèn sách tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997 tốt nghiệp Đại học mở bán công – khoa Quản trị kinh doanh thì bộ sưu tâp về Phú Quốc của Huệ đã có trên 300 bộ thư mục tài liệu. Huệ rời Thành phố Hồ Chí Minh về Phú Quốc. Thời gian làm việc tại huyện đảo, Huệ vẫn âm thầm thực hiện công việc của mình.

Huệ tâm sự: “Khi mới về đảo, công việc của tôi là làm hướng dẫn viên du lịch cho một công ty tại địa phương. Tôi được đi nhiều hơn và hiểu nhiều hơn về quê hương của mình. Trong những chuyến đi đó, tôi phát hiện khắp hòn đảo có rất nhiều gốc cây rừng khô, những hòn đá cuội ven gành, những vỏ ốc, vỏ sò năm lăn lóc trên các bãi biển… và tất cả những thứ đó như cuốn lấy tôi. Tôi đã nhặt chúng về”.

Rồi với những thứ tầm thường đó, Huệ đã chế tác ra những món quà lưu niệm với đầy đủ các hình thù độc đáo, bán lại cho khách du lịch. Dần dần, Huệ tiến thêm một bước là chụp lại những bức ảnh đẹp về Phú Quốc, trong đó Huệ chú ý đến những biểu tượng, di tích, nét kiến trúc xưa có từ lâu đời ở Phú Quốc.

Trong những lúc đi “săn ảnh” tại các chùa chiềng, đình, miếu, những nơi thờ tự, Huệ phát hiện và thu lượm rất nhiều những mảnh vở của các vật chưng, cúng, thờ tư. Cộng với một số vật dụng như dây neo, ống câu, bình vôi, bình đựng nước mắm... xưa mà ông cố của Huệ còn cất giư, Huệ đã có một bộ sưu tập khá khá về Phú Quốc.

Năm 2002, Huệ chia tay với nghề hướng dẫn viên và quyết định mở khu trưng bày Cội Nguồn. Có được 30 triệu đồng từ tiền mừng đám cưới, hai vợ chồng quyết tâm xây dựng một điểm tham quan “có một không hai” tại Phú Quốc. Tiếng lành đồn xa, du khách đến Cội Nguồn ngày một đông hơn. Nhiều tour du lịch của các công ty hay khách sạn trong và ngoài đảo đều chọn phòng trưng bày của Huệ làm điểm dừng chân - 90% du khách đến đảo theo đoàn đều đến Cội Nguồn.

dsc_0054

Nhiều đoàn khách thăm quan Cội Nguồn.

Và cũng với điểm tham quan “không đụng hàng” này dần dà mà vốn liếng tài sản của Huệ ngày một nhiều thêm. “Trong một dịp tình cờ, tôi gặp được anh Diệp Hoàng Du – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kiên Giang, Chủ nhiệm câu lạc bộ nghiên cứu sưu tầm cổ vật và được anh Du giới thiệu vào câu lạc bộ, mình chính trức trở thành người sưu tầm cổ vật” – Huệ nói.
 
Nói về những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình sưu tập cổ vật, Huệ kể: “Hôm đó, đang ngồi trên xe ô tô, tôi phát hiện một vật lạ nằm bên đường, khi xe quay lại thì mới biết đó chỉ là một cục đá, nhưng hình thù tròn trịa, rất ngộ nên hỏi mua với giá 400 ngàn đồng. Thấy vậy, anh tài xế cho biết, cha anh ở Ông Lang, cuốc đất trồng tiêu nhặt được hai cây đá, giống như cây đụt rất cứng.
 
Liên tưởng từ một quyển truyện tranh đã đọc, khi được sờ tận tay, nhìn tận mắt, tôi xác định đó là những lưỡi rìu đá thời nguyên thuỷ và mua lại mỗi cây một triệu đồng”. Cũng từ nguồn ban đầu, Huệ dạm hỏi những gia đình trong khu vực và mua lại tổng tộng được 58 hiện vật cùng loại, mà người dân gọi là “lưỡi tầm sét” với mỗi hiện vật từ 1 đến 11 triệu đồng. “Từ đó, đã có rất người dân trên đảo đã đem đến bán cho tôi vô số đồ vật” – Huệ nói tiếp.

Một lần, đoàn công tác của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch do Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá – Đặng Văn Bài dẫn đầu ra Phú Quốc và ghé tham quan phòng trưng bày Cội Nguồn. Huệ đã gặp Cục trường và bày tỏ ý định muốn thành lập bảo tàng tư nhân với những ý nghĩ mộc mạc là lưu giữ và giới thiệu những gì thuộc về Phú Quốc về nguồn gốc tổ tiên của người Việt Nam đến du khách gần xa.

Trong những chuyến ra công tác ở đảo, lần nào Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Kiên Giang - Văn Hà Phong cũng đến tham quan khu trưng bày của Huệ và tỏ ý ủng hộ sáng kiến thành lập bảo tàng tư nhân Cội nguồn. Một lần khác, đồng chí Phó chủ tịch đã đưa Giáo sư Vũ Khiêu và Nhà sử học Dương Trung Quốc đến thăm phòng trưng bày của Huệ. Giáo sư Vũ Khiêu và Nhà Sử học Dương Trung Quốc đã đánh giá rất cao về giá trị của các loại cổ vật mà Huệ sưu tầm được, cũng như cho rằng ý tưởng thành lập bảo tàng tư nhân của Huệ là bước đột phá trong việc phát huy và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Giáo sư Vũ Khiêu còn viết tặng Cội nguồn hai câu thơ:

“Chắt lọc tinh hoa kim cổ lại
Nêu cao nguồn cội nước non này” .

Sau một thời gian khá dài chuẩn bị, đúng vào dịp lễ 30-4 vừa qua, bảo tàng tư nhân Cội Nguồn do Huỳnh Phước Huệ làm Giám đốc đã chính thức đi vào hoạt động. Bảo tàng hiện trưng bày gần 3.000 hiện vật, trong đó có gần 2.000 được xác định là cổ vật, trong đó có nhiều cổ vật quý hiếm có niên đại lên đến hàng ngàn năm.

Huệ đưa chúng tôi đi tham quan khắp các nơi và thuyết trình không thua gì một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Phần chính của Bảo tàng Cội Nguồn là gian nhà 1.200 m2, gồm 5 tầng, trị giá hơn  5 tỷ đồng vừa được xây dựng. Mỗi tầng là một nét kiến trúc riêng với sự sắp xếp những hiện vật, cổ vật theo ý đồ người sưu tập.

kim_hue_coinguonjune200603

Anh Huệ thuyết minh về nguồn gốc loài chó xoáy Phú Quốc.

Vào tầng trệt, khách tham quan sẽ biết được khái quát về một Phú Quốc thu nhỏ, với những vật thể như bản đồ tổng thể Phú Quốc, những mảnh gỗ hoá thạch cách nay hàng triệu năm, xương bò biển, cá voi, những mẫu cát… Đặc biệt tại đây còn có hồ giới thiệu những loài cá, san hô đặc trưng của đảo Phú Quốc. Bước lên tầng 2, bảo tàng trưng bày các loại cổ vật như rìu đá, ngôi nhà đặc trưng người dân Phú Quốc được phục dựng lại.

Bên cạnh đó, còn có những gian phòng riêng biệt trưng bày những hiện vật liên quan đến những bậc tiền hiền được xem là có công khai phá Phú Quốc như Tổng trấn Mạc Cửu, vua Gia Long với ngai vua, giếng Ngự, hình ảnh về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hình ảnh truyền thống đấu tranh của quân và dân Phú Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…

Tại tầng 4 của Bảo tàng Cội Nguồn là những cổ vật được vớt lên từ các dòng sông Nam bộ, cổ vật thời nhà Lý, nhà Trần, tàu cổ Bình Thuận, dụng cụ gia đình của người dân Phú Quốc… Còn tầng 5 là những mô hình và những cổ vật được trục vớt từ chiếc tàu đắm ở biển Đông. Tầng thượng là những hình ảnh giới thiệu về văn hoá, con người, cũng như các điểm du lịch ở huyện đảo Phú Quốc.

Chiều muộn, những tia nắng yếu ớt cuối cùng còn sót lại cũng đã tắt hẳn. Chia tay với Huỳnh Phước Huệ, với Bảo tàng Cội nguồn, như thường lệ với lời hẹn lần sau.

 VIỆT TIẾN

Nhân Dân - 04/06/2009


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

 Hãy gọi cho chúng tôi để được phục vụ: 0907.252689 - 0989.299011

Cơ sở Thanh Hằng - Cửa hàng Đặc Sản Kiên Giang

Trụ sở giao dịch : 278 Lê Hồng Phong, Khu phố 5, Phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Giấy phép kinh doanh số : 56A 8015959 do UBND TP Rạch Giá cấp ngày 28/8/2013