THỊT TÔM TÍCH GẠCH  130 con/Kg Nấm Tràm (sơ chế làm sạch luộc chín) Tổ yến sơ chế làm sạch (Giá biến động theo thời điểm) Mắm Cà Sỉu hộp 800g (nguyên con) Thịt Tôm tích 130-150 con/Kg Mặt dây chuyền  Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen Vòng tay Dương biển - San hô đen (3) Mật ong rừng tràm  thiên nhiên nguyên chất chai 500ml Cá trích Phú Quốc (Thịt phi lê) Thịt Cá Thu Phú Quốc Thịt cá bóp Cá trích Phú Quốc cắt đầu Nem Nướng (Kg) Chả lụa Cận (Kg) Thịt Hào bao Phú Quốc (Không vỏ) Khô cá Lóc mặn (Kg)

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng

Đang truy cập: 7
Trong ngày: 125
Trong tuần: 365
Lượt truy cập: 570427

Hà Tiên - Huyền thoại cảnh sắc

Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió.

 


 Được khai mở vào đầu thế kỉ thứ 18, cách tỉnh lỵ Kiên Giang 93 km, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng có nhiều thắng cảnh đẹp, thu hút nhiều lượt khách tham quan. Không ai nhớ chính xác tên gọi này có từ bao giờ. Chỉ biết Hà Tiên xưa kia thuộc vùng đất Mang Khảm (tục danh Trấn Phiên thành, còn gọi là Đồng Trụ trấn). Tương truyền rằng, ngày xưa vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện, vậy là có tên Hà Tiên.

Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.

Vào thế kỉ 18, Hà Tiên là một thị trấn buôn bán sầm uất, một hải cảng luôn có mặt các tàu buôn phương Tây và các nước Nam Á, trong hải trình từ Tây sang Đông và ngược lại. Những tàu này thường xuyên cập bến, những hiệu buôn của người Hoa lẫn người Việt lần lượt mọc lên, buôn bán nhộn nhịp. Quán xá, hiệu ăn và các cửa hàng mỹ nghệ bày bán mời gọi mọi người. Bãi biển quanh năm đông người. Những lưu dân từ các tỉnh miền ngoài lũ lượt đi thuyền, vượt sóng gió vào Nam, tới đây vừa buôn bán, vừa đánh bắt hải sản mà cũng để giao lưu với người nước ngoài. Một nền văn hóa, thi ca một thời phát đạt, cực thịnh, còn lưu lại tiếng tăm của một thi đàn luôn luôn quyến rũ tao nhân mặc khách từ nhiều địa phương tới ngâm vịnh, ngoạn cảnh.

Còn bây giờ khi đến vùng đất này mới thấy Hà Tiên không ra dáng vẻ của một đô thị như trong suy nghĩ của mọi người: không nhà cao tầng, không tiếng còi xe rầm rập suốt ngày, không ồn ào xô bồ... Nơi đây thật lặng lẽ, yên bình như một làng quê xưa với nét uy nghiêm của những chứng tích lịch sử cùng nét hoang sơ của những tạo tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này. Những mái ngói cổ rêu phong nghiêng nghiêng trong nắng chiều, trong cái gió hanh hao mang theo vị mặn của biển đã tạo nét riêng cho xứ sở Hà Tiên.

Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu. Khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công. Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)... Hà Tiên có Thạch Động còn gọi là Vân Sơn. Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.
 

Còn nhiều lắm những di tích, thắng cảnh của xứ Hà Tiên: đình Nguyễn Trung Trực, mộ Bà lớn tướng Lê Kim Định, đền Phó Cơ Điều, Sắc tứ Tam bảo tự, chùa Phù Dung (còn gọi là am Phù Cừ)... mà người dân tự hào là Hà Tiên thập cảnh. Có thể nói vùng đất Hà Tiên hội tụ được hầu hết dáng vẻ của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Hãy đến Hà Tiên một lần để hiểu và yêu hơn mảnh đất đầu sóng ngọn gió.
 

Ngược dòng lịch sử:

- Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa (1954 – 1975), và dưới thời Pháp thuộc (1867 – 1945/54), Hà Tiên là một trong 21 tỉnh của Nam Phần Việt Nam (Thời Pháp thuộc, và trước nữa còn có tên Nam Kỳ).

- Dưới thời Minh Mạng – Tự Đức, Hà Tiên cũng là tên một tỉnh trong Nam Kỳ Lục Tỉnh (gồm Biên Hòa, Gia Định, Đinh Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Như vậy tỉnh Hà Tiên thời điểm này (1/6 của miền Nam), lớn hơn tỉnh Hà Tiên thời Pháp hay thời Việt Nam Cộng Hòa (1/21 của Miền Nam) nhiều lắm.

- Dưới thời Gia Long, Hà Tiên là tên chỉ một trong năm trấn của miền Đồng Nai: Biên Trấn (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định), Vĩnh Trấn (Vĩnh Long – An Giang) và Hà Tiên Trấn.

- Khi chúa Nguyễn cho Mạc Thiên Tích kế nghiệp cha (1735), ít lâu sau Mạc Thiên Tích đã mở rộng vùng Hà Tiên của cha đế tận Cà Mau và sau này vua Chân Lạp còn nộp thêm cho chúa Nguyễn nhiều vùng đất nữa dưới thời Mạc Thiên Tích. Ở thời điểm lúc đó có thể nói vùng Hà Tiên bao gồm Hậu Giang ngày nay.

- Khi chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu làm Tổng Binh Hà Tiên Trấn, thì Hà Tiên chỉ gồm một vùng quanh thị xã Hà Tiên hiện nay, một số thôn xã mới thành lập, nhưng đất rộng người thưa (tận vùng Sóc Trăng, Cà Mau), và một phần đất nhỏ khác, nay đã trả lại cho Kampuchia.

- Vì vấn đề đo đạc ngày xưa không chính xác, và sử sách cũng không ghi rõ biên giới của những địa danh, nên không thể nào xác định được lãnh thổ Hà Tiên của từng giai đoạn lịch sử. Có điều khác chắc chắn là địa danh Hà Tiên có một thời đã bao gồm cả miền Hậu Giang, nên có một vài nơi trong thơ văn có nói đến ba chữ Hà Tiên Quốc chắc không phải là quá thổi phòng.

Ngoài ra có thể xác định là vùng Hà Tiên (gần biên giới Việt Nam – Kampuchia) và những vùng phụ cận thuộc lãnh thổ của hai quốc gia, ngày xưa, từ giữa thế kỷ XVII đến giữ thế kỷ XIX là một vùng có nhiều trận chiến giữa bốn thế lực: Việt Nam (nhà Nguyễn Tây Sơn, và chúa Nguyễn Phúc), Chân Lạp và Thái Lan. Mạc Cửu và dòng họ, dù muốn hay không, cũng đã bị lôi cuốn vào những cuộc tranh chấp này. Có một thời gian dài họ Mạc Cửu cũng như Mạc Thiên Tích đã phải sống kiếp sống tỵ nạn bên Thái Lan (Mạc Thiên Tích chết trên đất Thái).

Nguồn : http://hạlongphươngnam.vn


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

 Hãy gọi cho chúng tôi để được phục vụ: 0907.252689 - 0989.299011

Cơ sở Thanh Hằng - Cửa hàng Đặc Sản Kiên Giang

Trụ sở giao dịch : 278 Lê Hồng Phong, Khu phố 5, Phường An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang.

Giấy phép kinh doanh số : 56A 8015959 do UBND TP Rạch Giá cấp ngày 28/8/2013